Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và trị bệnh

Bệnh thủy đậu nguyên nhân do virus VZV. Triệu chứng điển hình là nổi mụn nước; cần điều trị sớm để tránh biến chứng nặng.

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thuộc họ Herpesviridae có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV). Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu, đặc biệt là trẻ em. Đối với người lớn, tỷ lệ mắc thủy đậu thấp hơn nhưng vẫn có nhiều ca biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong do không có kiến thức phòng ngừa và điều trị bệnh.

Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu là gì?

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu được gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV), một thành viên thuộc họ Herpesviruses, nên VZV có những đặc tính cấu trúc như virus Herpes Simplex. Virus có hình khối cầu với kích thước từ 150 – 200 nm. Phần vỏ ngoài của virus VZV bằng lipid, phần lõi có chứa phân tử ADN chuỗi đôi. Virus có thể tồn tại được vài ngày trong vảy thủy đậu, nhưng cũng rất dễ chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.

Virus VZV xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp trên, rồi nhân lên tại chỗ gây nhiễm virus huyết tiên phát. Sau khi gây nhiễm virus huyết tiên phát, virus VZV tiếp tục nhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô gây nhiễm virus huyết thứ phát, lan tràn đến da và niêm mạc. Varicella Zoster là loại virus có khả năng “ngủ lại” trong cơ thể sau lần nhiễm bệnh đầu tiên và sẵn sàng hoạt động trở lại ngay khi có điều kiện thuận lợi.

Triệu chứng bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền.

Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi nhảy mũi) hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.

Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2-3 tuần.

Hình ảnh nốt mụn nước thủy đậu qua từng ngày

Hình ảnh nốt mụn nước thủy đậu qua từng ngày

Khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân.

Mụn nước có kích thước từ l - 3mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói.

Bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.

Biến chứng của thủy đậu

Nhiễm khuẩn thứ phát (thường là streptococcal hoặc staphylococcal) của ban phỏng nước có thể xảy ra, gây ra viêm tế bào hoặc hiếm khi hoại tử xơ cứng hoặc sốc nhiễm độc do streptococcal.

Viêm phổi có thể làm phức tạp bệnh thủy đậu nặng ở người lớn, trẻ sơ sinh, và các bệnh nhân suy giảm miễn dịch ở mọi lứa tuổi nhưng thường không ở trẻ nhỏ có khả năng miễn dịch.

Viêm cơ tim, viêm gan, và biến chứng xuất huyết cũng có thể xảy ra.

Chứng thiếu máu não cấp sau nhiễm khuẩn cấp là một trong những biến chứng thần kinh phổ biến nhất; nó xảy ra trong 1/4000 trường hợp ở trẻ em.

Viêm tủy ngang cũng có thể xảy ra.

Hội chứng Reye, một biến chứng thời thơ ấu hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, có thể bắt đầu từ 3 đến 8 ngày sau khi phát ban; dùng aspirin làm tăng nguy cơ.

Ở người trưởng thành, viêm não, có thể đe dọa tính mạng, xảy ra trong 1 đến 2/1000 trường hợp thủy đậu.

Cách phòng bệnh thủy đậu

Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.

Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối.

Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu.

Cách điều trị bệnh thủy đậu

Điều trị bệnh thủy đậu bằng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc bôi chống bội nhiễm của bệnh thủy đậu có thể kể đến như: mỡ kháng sinh (trong đó có mỡ Bactroban, Fucidin), thuốc bôi chống virus acyclovir. Ngoài thuốc bôi ngoài da, còn có thuốc uống Acyclovir giúp làm giảm mức độ nặng của bệnh và các ca nhiễm thứ phát. Để điều trị triệu chứng ngứa, các bác sĩ còn có thể cho người bệnh uống kháng Histamin tổng hợp, kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn Erythromycin, Cephalexin… Điều trị hạ nhiệt bằng paracetamol; tránh dùng aspirin vì nó có thể gây ra hội chứng Reye.

Trong các trường hợp nặng, người bệnh cần chú ý cân bằng nước và chất điện giải, tuyệt đối tránh sử dụng Corticoid. Ngoài ra, để điều trị các nốt thủy đậu lan tràn ở các ca nặng, viêm phổi thủy đậu, viêm não thủy đậu và thủy đậu ở người thiếu hụt miễn dịch, các bác sĩ có thể dùng Acyclovir đường tĩnh mạch hoặc Vidarabine.

Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu

Sau một thời gian bị thủy đậu, các nốt thủy đậu sẽ vỡ ra, khô lại rồi đóng vảy. Chu kỳ này sẽ lặp đi lặp lại ở người bệnh trong khoảng thời gian 5 – 7 ngày thì ngừng hẳn, không xuất hiện thêm các nốt thủy đậu mới.

Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu rõ ràng nhất mà bạn có thể thấy được là các mụn mủ se lại thành các nốt đen, khô đặc. Trong quá trình da hồi phục và tái tạo để hình thành da non sẽ gây ra cảm giác ngứa cho người bệnh. Người bị thủy đậu dần hồi phục không còn đau rát, phát sốt hay nóng lạnh thất thường nữa.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét