Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Bệnh thủy đậu ở người lớn: Đừng coi thường trong điều trị và phòng ngừa

Bệnh thủy đậu ở người lớn: triệu chứng điển hình là phát ban đỏ, sốt, nổi mụn nước. Khi phát hiện cần điều trị đúng cách để tránh các biến chứng.

Bệnh thủy đậu ở người lớn:

Ở Việt Nam, mùa Đông Xuân hàng năm với điều kiện thời tiết lạnh khô chính là mùa dịch thủy đậu. Không chỉ trẻ nhỏ mà rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh. Theo số liệu công bố năm 2018, Việt Nam có khoảng 31.000 trường hợp thủy đậu, xuất hiện ở khắp các địa phương trên cả nước.

Bệnh thủy đậu xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người trưởng thành những người chưa có khả năng miễn dịch với virus gây bệnh. Khi bị nhiễm virus thủy đậu, sau khi bệnh khỏi, cơ thể vẫn còn kháng thể chống lại virus nên khi tái nhiễm cũng ít khi bị mắc lại (ngoài những trường hợp hệ miễn dịch yếu, kháng thể không đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh).

Bệnh thủy đậu ở người lớn: Đừng coi thường trong điều trị và phòng ngừa

Bệnh thủy đậu ở người lớn: Đừng coi thường trong điều trị và phòng ngừa

Hai nhóm người lớn có nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người bệnh thủy đậu đó là:

Bệnh thủy đậu ở người lớn có hệ miễn dịch yếu

Gặp phải ở những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc điều trị gây tác dụng phụ suy giảm miễn dịch, triệu chứng bệnh có thể nguy hiểm hơn nếu không điều trị tốt như: đau ngực, khó thở, tím tái, rối loạn tâm thần, hôn mê, co giật, viêm não,… Nguy hiểm nhất có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai, nhất là tuần thai 13 20 có nguy cơ biến chứng cho thai nhi như: dị tật sọ, chứng đầu nhỏ, đa dị tật tim,… Nguy hiểm hơn, virus thủy đậu có thể gây sảy thai hoặc lây nhiễm thủy đậu cho trẻ khi sinh ra.

Một báo cáo ở Anh cho biết, những bệnh nhân bị thủy đậu có biến chứng viêm não thì tỷ lệ tử vong lên đến 5 20%. Ngoài ra còn không ít bệnh nhân dù cứu sống được tính mạng song bị bại não, liệt giường, giảm chức năng thần kinh,…

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở người lớn

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở người lớn được chia thành 4 giai đoạn với các biểu hiện cụ thể như sau:

Bệnh thủy đậu ở người lớn giai đoạn ủ bệnh (từ lúc nhiễm virus đến phát bệnh)

Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 – 20 ngày, người bệnh không xuất hiện các biểu hiện lâm sàng cụ thể nào, rất khó nhận biết.

Hình ảnh nốt mụn nước thủy đậu qua từng ngày
Hình ảnh nốt mụn nước thủy đậu qua từng ngày

Bệnh thủy đậu ở người lớn ở thời kì khởi phát

Người bệnh bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và phát ban đỏ có đường kính vài milimet từ 24 – 48 giờ. Một số trường hợp có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh thủy đậu ở giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Vì vậy, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt, nhất là trong mùa dịch khi cơ thể có những dấu hiệu này để xác định chính xác nguyên nhân và có cách chăm sóc, điều trị phù hợp.

Bệnh thủy đậu ở người lớn thời kì toàn phát

Người bệnh sốt cao, đau đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói.

Ban đỏ chuyển thành mụn nước hình tròn, đường kính 1-3mm, chứa chất dịch bên trong. Mụn nước xuất hiện ở toàn thân, nhất là trên tay, chân, lưng, mặt, vùng niêm mạc miệng gây nhiều khó chịu.

Trường hợp bệnh tiến triển nặng như nhiễm vi trùng, mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, có màu đục bên trong do chứa mủ.

Bệnh thủy đậu ở người lớn thời kì hồi phục:

Sau 7 – 10 ngày phát bệnh, nếu không có biến chứng hay nhiễm trùng, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, bong vảy và dần hồi phục.

Thời gian phục hồi kéo dài từ 3 – 4 ngày, vị trí da bị nổi mụn nước sau khi bong vảy sẽ bị thâm sạm. Vì vậy, ở giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để hạn chế để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da.

Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn

Bệnh thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị, song người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách tuân thủ theo sự chỉ định, hướng dẫn của Bác sĩ. Riêng một số trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm ở các mụn nước cần được điều trị nội trụ tại bệnh viện để theo dõi và có cách xử lý phù hợp.

Để điều trị bệnh thủy đậu nhanh khỏi, không để lại sẹo, người bệnh cần kết hợp chăm sóc tại nhà và điều trị thuốc như sau:

Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn tại nhà

Người bị thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với nhiều người cũng như tránh đến các khu vực công cộng. Nên lựa chọn quần áo rộng, nhẹ và mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để tránh làm bong vỡ các mụn nước. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh ra gió vì lúc này cơ thể rất dễ nhiễm lạnh, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Trường hợp bắt buột phải ra ngoài, bạn nên lựa chọn các trang phục kín đáo để tránh gió.

Sử dụng đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa riêng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, kín gió, cách ly với người chưa nhiễm bệnh. Thời gian cách ly từ 7 – 10 ngày tính từ ngày phát ban.

Tuyệt đối không được gãi để tránh làm vỡ các mụn nước và dây phần dịch mủ ra các vùng da xung quanh. Trong thời gian dưỡng bệnh, nên giữ gìn vệ sinh thân thể bằng cách sử dụng các dung dịch sát khuẩn hoặc nước ấm để tắm rửa. Không sử dụng xà phòng hoặc cọ xát da. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt móng tay và giữ tay sạch sẽ. Nếu người bị bệnh thủy đậu là trẻ nhỏ, bố mẹ nên sử dụng các bao tay vải cho bé để tránh tổn thương đến các mụn nước.

Nếu người bệnh xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, co giật, hôn mê, xuất huyết cần đưa ngay đến bệnh viện để theo dõi và điều trị.

Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn bằng thuốc

Đối với các nốt đỏ trên cơ thể, bạn có thể sử dụng dung dịch thuốc tím bôi lên các nốt mụn để kháng viêm, ngăn ngừa hình thành sẹo về sau. Khi mụn nước vỡ, bạn nên dùng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng vôi mỡ Tetaxiclin, mỡ Penixilin, thuốc đỏ. Khi nốt mụn đóng vảy, người bệnh có thể sử dụng kem trị dị ứng, các loại thuốc bôi trị ngứa. Trường hợp, trẻ em dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng kem trị ngứa có chứa Phenol.

Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn bằng thuốc

 Ngoài ra, bạn nên sử dụng Chloramphenicol 0,4% hoặc Acgyrol 1% nhỏ mắt ngày 2 – 3 lần để sát khuẩn cho mắt, mũi. Nếu người bệnh sốt cao có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường nhưng cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, không dùng thuốc Aspirin hay các sản phẩm có chứa thành phần Aspirin để hạ sốt.

Đọc thêm: Thủy đậu kiêng gì để không bị sẹo và điều trị nhanh khỏi

Những biến chứng của bệnh thủy đậu ở người lớn

Nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh rằng, bệnh thủy đậu ở người lớn nguy hiểm hơn trẻ em rất nhiều. Các biến chứng thường gặp nhất ở người mắc bệnh thủy đậu là:

Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước, thủy đậu xuất huyết bên trong: Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do mụn nước bị vỡ, trầy xước, bong tróc dẫn đến nhiễm trùng, tạo mủ, lở loét. Những nốt mụn này về sau sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi.

Viêm não, viêm màng não: Biến chứng xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, xuất hiện sau khi nổi bong bóng nước 1 tuần. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc biến chứng này ở người lớn thường cao hơn. Biến chứng có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời, đi kèm với các dấu hiệu nhận biết như sốt cao, co giật, người hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.

Những biến chứng của bệnh thủy đậu

Những biến chứng của bệnh thủy đậu

Viêm phổi thủy đậu: Thường xảy ra ở người lớn, ở ngày thứ 3 – 5 của bệnh với các biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, đau tức vùng ngực, khó thở.

Viêm cầu thận cấp: Bệnh thủy đậu diễn tiến nặng sẽ ảnh hưởng đến thận, gây viêm thận, viêm cầu thận cấp với các dấu hiệu như tiểu ra máu, suy thận.

Viêm gan: Biến chứng này hiếm xảy ra và không có biểu hiện bệnh rõ ràng. Những biểu hiện thường gặp chỉ là khó tiêu, buồn nôn, hệ miễn dịch suy giảm.

Biến chứng thủy đậu khi mang thai (Thủy đậu chu sinh): Thai phụ bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau sinh gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi. Cụ thể, thai nhi có thể bị nhiễm thủy đậu từ mẹ, khuyết tật, tử vong.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở người lớn

Khi trưởng thành, người lớn có nguy cơ mắc bệnh thuỷ đậu nếu không mắc bệnh thuỷ đậu lúc còn nhỏ hoặc chưa từng tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh thuỷ đậu. Những người này sẽ bị chi phối bởi các yếu tố nguy cơ như:

  • Sống với trẻ em dưới 12 tuổi chưa được tiêm phòng thuỷ đậu.
  • Làm việc trong trường học hoặc chăm sóc trẻ.
  • Người chạm vào phát ban của người bị nhiễm thuỷ đậu hoặc bị bệnh zona.
  • Người chạm vào các vật dụng của người bị nhiễm bệnh như: quần áo, giường ngủ.

Những người không nên tiêm phòng vắc-xin thuỷ đậu

  • Người lớn bị bệnh vừa hoặc nặng.
  • Phụ nữ có kế hoạch mang thai trong 30 ngày.
  • Có thể dị ứng với bất kì thành phần nào của vắc-xin, chẳng hạn như gelatin hoặc neomycin, hoặc có thể là dị ứng nghiêm trọng với liều vắc-xin thuỷ đậu trước đó.
  • Người đã uống thuốc steroid hoặc bị bệnh làm tổn hại hệ thống miễn dịch chẳng hạn như HIV.

Bệnh thủy đậu và điều trị ở người lớn không hề khó. Song đòi hỏi người bệnh phải chủ động và có ý thức với chính sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, cần phải tìm hiểu thêm thông tin về bệnh và thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc của bệnh này gây ra.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét