Bà bầu bị thủy đậu cần thăm khám kỹ lưỡng đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu. Nếu được theo dõi và điều trị tốt thì bà bầu vẫn sinh con khỏe mạnh bình thường.
Bị thủy đậu có nên bỏ thai? (Ảnh minh họa)
Cách phòng bệnh thủy đậu cho bà bầu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa đông xuân. Virus thủy đậu có khả năng sống vài ngày trong vảy thủy đậu đến khi bong ra thì nó tồn tại trong không khí.
Bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch từ nốt phỏng thủy đậu, quần áo, đồ dùng cá nhân của người bệnh.
Để phòng tránh bệnh thủy đậu trong quá trình mang thai thì cách tốt nhất là chị em nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu trước khi có thai.
Trường hợp trong nhà có bênh nhân thủy đậu thì bà bầu cần đặc biệt tránh tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu để tránh lây nhiễm, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và thai nhi.
Xem thêm: Cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất?
Những biến chứng thủy đậu nguy hiểm đối với bà bầu mắc thủy đậu
Bà bầu bị thủy đậu, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Thai nhi có thể mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh dẫn đến một số bất thường sau sinh như:
- Bất thường về thần kinh: đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, co giật, não úng thủy, hội chứng Horner,...
- Bất thường về mắt: đục thủy tinh thể, nhãn cầu nhỏ, mù vĩnh viễn,...
- Bất thường về chi: teo cơ, biến dạng hoặc liệt tứ chi.
- Bất thường về tiêu hóa: bị hẹp hoặc tắc ruột, trào ngược dạ dày thực quản,...
- Nếu người mẹ bị thủy đậu vào tuần lễ thứ 8 - 12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%; Người mẹ mắc bệnh vào tuần thứ 13-20 của thai kỳ, nguy cơ này là 2%; Còn sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, bệnh hầu như không ảnh hưởng trên thai.
Tuy nhiên, nếu người mẹ mắc bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh người mẹ nhiễm bệnh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lây từ mẹ. Do cơ thể mẹ chưa có đủ thời gian tạo ra kháng thể truyền cho thai nhi từ trước sinh nên tỷ lệ tử vong với bé sơ sinh lúc này khá cao, lên đến 25-30% số trường hợp bị nhiễm.
Xem thêm: Dấu hiệu bị thủy đậu: Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị
Bị thủy đậu có nên bỏ thai?
Do những biến chứng thủy đậu nguy hiểm truyền từ mẹ sang con nên nhiều chị em phụ nữ khi mang thai mắc bệnh thủy đậu đã vội vàng nghĩ đến chuyện phá bỏ thai vì lo ngại con sinh ra bị dị tật.
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa sản, bà bầu nhiễm thủy đậu - đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ cần thận trọng, theo dõi chặc chẽ bởi bạc sĩ chuyên khoa.
Tuy nhiên, bà bầu không nên quá lo lắng vì không phải cứ người mẹ nào bị mắc bệnh thủy đậu là sẽ sinh ra con bị dị tật. Nếu được theo dõi và điều trị tốt thì bà bầu vẫn sinh con khỏe mạnh như bình thường.
Xem thêm: Điều trị thủy đậu kịp thời đúng cách, để tránh biến chứng
0 Nhận xét