Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Điều trị thủy đậu kịp thời đúng cách, để tránh biến chứng

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng rất dễ lây lan. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách bệnh sẽ để lại sẹo hoặc biến chứng nguy hại sức khỏe.

Thủy đậu dễ lây nhiễm nhất trong giai đoạn đầu và giai đoạn đầu của sự phát ban. Nó có thể lây nhiễm từ 48 giờ trước khi các tổn thương da đầu tiên xuất hiện cho đến khi các tổn thương cuối cùng đã bị vỏ bọc.

Dịch bệnh xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân trong chu kỳ từ 3 đến 4 năm.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu?

Điều trị thủy đậu kịp thời đúng cách, để tránh biến chứng

Điều trị thủy đậu kịp thời đúng cách, để tránh biến chứng

Điều trị thủy đậu kịp thời đúng cách, để tránh biến chứng

Để điều trị thủy đậu, tùy theo tình trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân mà ta có thể sử dụng các loại thuốc sau

1. Điều trị thủy đậu bằng thuốc bôi ngoài ra

Khi các nốt thủy đậu xuất hiện trên da, bạn có thể dùng thuốc tím... để bôi lên các nốt thủy đậu nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành. Khi mụn nước bị vỡ ra, có thể sử dụng dung dịch xanh methylen hoặc gel su bạc bôi lên.

Lưu ý: Cần tuyệt đối tránh dùng thuốc bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hoặc thuốc đỏ, thuốc bột rắc lên nốt thủy đậu. Vì sẽ gây bít vết phỏng nước, dịch không thoát ra được gây nhiễm sâu dưới da và để lại sẹo.

2. Điều trị thủy đậu bằng thuốc histamin

Có thể dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa cho bệnh nhân thủy đậu. Tuy nhiên cần cân nhắc phù hợp cho từng độ tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, cho con bú.

3. Điều trị thủy đậu bằng cách sử dụng thuốc hạ sốt

Khi bệnh nhân thủy đậu bị số có thể dùng paracetamol để hạ sốt. Thường sử dụng theo đường uống. Với trẻ nhỏ, có thể sử dụng viên đạn đặt ở hậu môn hoặc dạng dung dịch, hỗn hợp uống.

Lưu ý: Không sử dụng paracetamol quá liều khuyến cáo.

Xem thêm: Cách điều trị sốt ở bệnh nhân thủy đậu

4. Điều trị thủy đậu bằng thuốc kháng sinh?

Thủy đậu do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không có tác dụng. Trừ trường hợp bệnh nhân thủy đậu bị bội nhiễm như: Viêm mủ da, nhiễm trùng máu, bội nhiễm biến chứng sau mắc thủy đậu... Các trường hợp biến chứng do thủy đậu này cần phải đến bác sĩ thăm khám trực tiếp để điều trị.

Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh điều trị thủy đậu vì có thể không chữa được bệnh mà lại còn gây tác dụng nguy hiểm cho sức khỏe.

5. Điều trị thủy đậu bằng thuống kháng virus

Nói chung bệnh thủy đậu là lành tính, nhất là đối với trẻ em, nên bác sĩ thường không thường xuyên điều trị thủy đậu bằng thuốc kháng virus.

Acyclovir là thuốc kháng virus, đặc trị đối với bệnh thủy đậu. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của virus thủy đậu, hạn chế sự lan rộng của bệnh trên cơ thể. Thuốc bôi thủy đậu acyclovir có tác dụng hiệu quả nhất khi được sử dụng trong vòng 24 giờ trước khi nổi bọng nước, thời gian điều trị từ 5 - 7 ngày đến khi không có bọng nước mới xuất hiện nữa. Khi sử dụng, thoa một lớp kem mỏng lên các nốt thủy đậu, bôi 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có điều chỉnh liều lượng khác nhau.

Thủy đậu là một bệnh lành tính, có thể tự hồi phục. Vậy nên thuốc acyclovir chỉ nên được sử dụng trong trường hợp không hoặc khó có khả năng tự hồi phục như người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ có thai, người mới ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày.

Acyclovir là một lựa chọn ít được ưa thích vì nó có khả năng sinh khả dụng theo đường uống thấp hơn. Trẻ vị thành niên và người lớn có thể uống acyclovir. Người lớn suy giảm miễn dịch cần được điều trị với acyclovir tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, liều lượng và cách thức cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu?

Xem thêm: Bệnh nhân thủy đậu cần kiêng gì để điều trị nhanh khỏi và không để lại sẹo?

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét