Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Trái rạ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị

Trái rạ là một bệnh lành tính nhưng rất rễ lây lan và có thể lây lan nhanh thành dịch, bệnh có nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Tuy nhiên bạn có thể phòng ngừa bệnh trái rạ bằng cách tiêm phòng vắcxin.

Trái rạ là bệnh gì?

Bệnh trái rạ còn gọi là bệnh thủy đậu, do siêu vi khuẩn Varicella-Zoster gây ra.

Khi khởi phát, người bệnh có các biểu hiệu sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp, nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động nào. Sau đó người bệnh sẽ xuất hiện những nốt gọi là "nổi trái rạ".

Nốt trái rạ có thể mọc khắp toàn thân hoặc mọc rải rác trên cơ thể. Trường hợp bình thường, các nốt trái rạ này sẽ trở thành mụn nước, khô đi trở thành vảy và tự khỏi. Trẻ em bị bệnh trái rạ thường kéo dài 7-10 ngày và buộc phải nghỉ học để tránh lây lan.

Trái rạ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị 

Trái rạ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị

Các biến chứng của bệnh trái rạ

Bệnh trái rạ tuy lành tính nhưng nếu không điều trị đúng phương pháp thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm cho trẻ như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, xuất huyết, viêm mô tế bào, viêm gan,... Một số trường hợp khi gặp biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng nốt trái rạ có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da.

Người mẹ mắc bệnh trái rạ khi mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh.

Một biến chứng muộn thường gặp của trái rạ là bệnh Zona hay còn gọi là bệnh giời leo, đây là một dạng tái phát muộn sau khi bị bệnh trái rạ nhiều năm. Bệnh Zona cũng có những biến chứng nguy hiểm như: đau thần kinh, mù mắt, loét giác mạc,...

Xem thêm: Bị thủy đậu có nên bỏ thai?

Nguyên nhân bị trái rạ

Bệnh trái rạ do virus Varicella Zoster gây ra. Virus này có thể tồn tại được vài ngày trong vảy trái rạ nhưng cũng rất dễ chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.

Virus Varicella Zoster gây nên bệnh trái rạ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với các bọng nước của nốt trái rạ, qua tiếp xúc với quần áo, đồ dùng của người bệnh hoặc lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai virus Varicella Zoster có khả năng ngủ lại trong cơ thể sau lần nhiễm bệnh đầu tiên và sẵn sàng hoạt động trở lại khi có điều kiện thuận lợi.

Triệu chứng bệnh trái rạ

Thời gian ủ bệnh trái rạ là khoảng 2-3 tuần từ lúc bị nhiễm virút đến lúc phát bệnh. Ở giai đoạn ủ bệnh, người bệnh có các biểu hiện như mệt mỏi, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và ngứa.

Sau đó, trên da xuất hiện các nốt ban đỏ, thường bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Sau đó các nốt trái rạ phát triển thành các nốt phỏng có dịch nước ên trong rồi đục dần, có mủ và sau 8-10 tiếng thì vỡ ra và đóng vảy.

Bệnh trái rạ thường kéo dài 7-10 ngày từ lúc khởi phát đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Điều trị bệnh trái rạ

Để điều trị trái rạ và hạn chế lây nhiễm khi chăm sóc người bệnh trái rạ bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

- Cách ly người bênh trái rạ trong phòng riêng, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7-10 ngày từ lúc bắt đầu phát bệnh (nổi nốt trái rạ) cho đến khi nốt trái rạ khô vảy hoàn toàn (Người lớn phải nghỉ làm, học sinh phải nghỉ học).

- Sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc, chén, ly, bát, đũa.

- Vệ sinh mũi hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

- Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm kín gió.

- Dùng dung dịch xanh methylene để chấm lên các nốt trái rạ.

- Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

- Bệnh nhân trẻ em: nên cắt móng tay, dùng bao tay vải bọc tay cho trẻ nhỏ để tránh nhiễm trùng da do trẻ gãi nốt trái rạ.

- Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

- Trường hợp sốt cao: có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không hạ sốt bằng thuốc Aspirin.

- Nếu triệu chứng trái rạ nặng như: khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê,... Cần đưa ngay bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

Xem thêm

- Điều trị thủy đậu kịp thời đúng cách, để tránh biến chứng

- Sẹo thủy đậu: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Phòng ngừa bệnh trái rạ

Bệnh trái rạ có thể chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin. Việc tiêm vắc xin trái rạ được khuyên dùng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và cho tất cả những ai chưa từng bị trái rạ. Những người có hệ miễn dịch suy yếu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng trái rạ.

Phụ nữ khi mang thai chưa được tiêm phòng trái rạ trước khi mang thai cần hạn chế tiếp xúc khi xảy ra dịch bệnh trái rạ. Đặc biệt, khi trong gia đình có người bị trái rạ thì phụ nữ mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với bệnh nhân, không sử dụng chung đồ dùng với bệnh nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, bát, đũa, cốc, chén,...

- Hạn chế tiếp xúc với người bị trái rạ: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc quần áo, chăn màn, đồ dùng của người bệnh trái rạ, cần rửa ngay tay bằng xà phòng.

- Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi, đồ dùng của người bệnh hàng ngày bằng nước javel hoặc dung dịch cloramin B, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Các đồ dùng của người bệnh sau khi giặt, rửa nên phơi nắng.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét