Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Thủy đậu có lây không? Cách phòng ngừa và điều trị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh rất dễ lây qua đường không khí; qua tiếp xúc trực tiếp với nốt thủy đậu khi điều trị; qua đồ dùng cá nhân của người bệnh.

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thuộc họ Herpesviridae có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV). Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu, đặc biệt là trẻ em. Đối với người lớn, tỷ lệ mắc thủy đậu thấp hơn nhưng vẫn có nhiều ca biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong do không có kiến thức phòng ngừa và điều trị bệnh.

Bài liên quan: Các dấu hiệu của bệnh thủy đậu?

Thủy đậu có lây không? Cách phòng ngừa và điều trị thủy đậu

Thủy đậu có lây không? Cách phòng ngừa và điều trị thủy đậu

Thủy đậu có lây không?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây truyền qua những con đường sau:

  • Lây truyền từ người bệnh sang người lành sang người bằng tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ các nốt thủy đậu.
  • Lây truyền từ người bệnh sang người lành qua đường không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm (ví dụ, khi một người bị nhiễm thủy đậu hắt hơi nhảy mũi hoặc ho).
  • Lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.

Sau khi bị nhiễm virus thủy đậu, bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày.

Ở người bị thủy đậu, bệnh có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy. Một số nghiên cứu cho thấy: Khoảng 90% những người chưa từng bị thủy đậu sẽ mắc bệnh, nếu tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu?

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
  • Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
  • Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Điều trị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lành tính do vậy có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Các trường hợp bị biến chứng cần điều trị nội trú tại bệnh viện theo đúng liệu trình của bác sĩ. Để bệnh nhanh thuyên giảm và an toàn khi điều trị, bạn cần lưu ý:

  • Chủ động cách ly tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.
  • Mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.
  • Không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn và tránh viêm nhiễm, để lại sẹo.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Khi có dấu hiệu của những biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện uy tín để khám chữa kịp thời.
  • Với các nốt mụn nước trên cơ thể, bạn có thể dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành.
  • Khi mụn nước bị vỡ ra, có thể sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Tuyệt đối không được dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
  • Tuyệt đối không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.

Bài liên quan: Cách điều trị thủy đậu theo kinh nghiệm dân gian


Đăng nhận xét

0 Nhận xét