Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Sốt thuỷ đậu: Dấu hiệu và cách điều trị

Sốt thủy đậu là triệu chứng phổ biến ở người bệnh; cần theo dõi các dấu hiệu, điều trị kịp thời,  tránh các biến chứng nguy hiểm đặc biệt là ở trẻ em.

Sốt thủy đậu là gì?

Sốt thuỷ đậu là một trong những triệu chứng phổ biến của người bệnh thủy đậu do đó khi trẻ bị thủy đậu bạn cần dự phòng sẵn các thuốc để hạ sốt. Chú ý: Việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ cần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị

Sốt thuỷ đậu: Dấu hiệu và cách điều trị

Sốt thuỷ đậu: Dấu hiệu và cách điều trị

Đặc biệt, khi trẻ bị sốt cao. Bạn cần kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để tránh các biến chứng do co giật khi trẻ bị sốt cao.

Dấu hiệu sốt thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh khá dài, khoảng 10-20 ngày sau khi bị lây nhiễm từ nguồn bệnh. Ở giai đoạn trẻ vẫn chưa có biểu hiện lâm sàng cụ thể, trẻ vẫn chơi đùa và ăn uống bình thường.

Xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị thủy đậu

Sau giai đoạn ủ bệnh trẻ có các dấu hiệu như chán ăn, người uể oải khó chịu, phát ban các nốt thủy đậu, đau đầu, sốt.

Khi trẻ bị thủy đậu và đã khởi phát bệnh, các dấu hiệu sốt thủy đậu ở trẻ là:

- Da trên mặt, trên má tẻ đỏ lên.

- Khuôn mặt trẻ không tỉnh táo, lờ đờ, mệt mỏi. Với trẻ nhỏ sẽ kèm theo quấy khóc, chán ăn hoặc không chịu chơi.

- Bạn hỏi xem trẻ có bị đau nhức ở đâu không? Thường trẻ bị sốt sẽ cảm thấy đau nhức các cơ, khớp hoặc đau đầu.

- Khi trẻ bị sốt thường có dấu hiệu khát nước. Trẻ đòi uống nước nhiều.

- Buồn nôn hoặc nôn nhiều.

- Đổ mồ hôi và run rẩy: Tùy theo mức độ sốt mà trẻ sẽ đổ mồ hôi nhiều hay ít. Thậm chí run rẩy. Người trẻ có thể đan xen cảm giác nóng - lạnh khi sốt.

- Co giật: Trẻ bị sốt cao có thể kèm biểu hiện co giật.

Điều trị sốt thủy đậu

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ và theo dõi trẻ thường xuyên. (Không sử dụng thuốc Aspirin hạ sốt cho trẻ).

Thường xuyên theo dõi nhiệt độ và các triệu chứng ở trẻ bị sốt thủy đậu.

Cho trẻ uống nhiều nước.

Bổ sung nước hoa quả, cho trẻ ăn các thức ăn lỏng để dễ tiêu hóa hơn.

Lau người bằng nước lạnh để hạ sốt hoặc chờm khăn lạnh lên trán trẻ (trường hợp sốt nóng).

Không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp, trùm quá nhiều lớp chăn mềm.

Tránh gió thổi trực tiếp vào người trẻ.

Những chú ý khi điều trị sốt thủy đậu nói riêng và sốt ở trẻ em nói chung:

- Khi trẻ bị co giậy, cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế khi triệu chứng co giật kéo dài hơn 3 phút.

- Gọi ngay cho bác sĩ nếu các triệu chứng bị sốt kéo dài hoặc xấu đi.

Xem thêm: Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Đăng nhận xét

0 Nhận xét