Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Thủy đậu lây qua đường nào: Các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp, tiếp xúc với người bệnh hoặc lây từ mẹ sang con. Vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thuộc họ Herpesviridae có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV). Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu, đặc biệt là trẻ em. Đối với người lớn, tỷ lệ mắc thủy đậu thấp hơn nhưng vẫn có nhiều ca biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong do không có kiến thức phòng ngừa và điều trị bệnh.

Thủy đậu lây qua đường nào?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do một loại virus herpes gây ra. Bệnh thủy đậu rất dễ lây từ người bệnh sang người lành (cả trẻ em và người lớn, những người chưa được tiêm phòng vắc xin thủy đậu).

Sau khi virus thủy đậu xâm nhập vào cơ thể, nếu người lành chưa có khả năng miễn dịch (có thể là miễn dịch tự nhiên do nhiễm thủy đậu trước đó hoặc miễn dịch nhờ vắc xin), virus thủy đậu xâm nhập vào miệng hầu, đường hô hấp trên. Dần dần virus thủy đậu nhân lên với số lượng lớn, chúng sẽ dần lan tràn đến da và niêm mạc làm khởi phát bệnh.

Thủy đậu lây qua đường nào: Các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu

 Thủy đậu lây qua đường nào: Các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu

Những con đường lây lan chính của bệnh thủy đậu đó là:

1. Thủy đậu lây qua đường hô hấp

Virus thủy đậu có trong nước bọt của người mắc bệnh. Khi những người này ho, nói chuyện hoặc hắt hơi, virus có trong nước bọt có thể bắn ra ngoài không khí. Nếu người lành hít phải sẽ bị nhiễm virus.

Thủy đậu lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Khi người lành tiếp xúc trực tiếp với nốt mụn nước hoặc vùng da nhiễm virus của người bệnh. Virus từ những nốt mụn này lây sang người lành và gây bệnh.

Thủy đậu lây qua tiếp xúc gián tiếp với người bệnh

Virus thủy đậu có thể tồn tại trong tự nhiên trong thời gian khá lâu. Nếu người bệnh vô tình chạm tay hay sử dụng vật dụng, khiến virus bám trên đó và người lành tiếp xúc sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao. Các vật dụng dễ truyền virus gồm: khăn mặt, chăn màn, gối, giường chiếu,…

Thủy đậu lây truyền từ mẹ sang con:

Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể lây truyền cho thai nhi qua nhau thai hoặc lây sau khi sinh nở.

Phụ nữ khi mang thai nếu mắc thủy đậu có thể lây nhiễm và ảnh hưởng đến trẻ tùy thuộc vào tuổi thai mẹ đang mang.

- Mẹ bầu mắc thủy đậu trước tuần 28 thai kỳ: có tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh mắc bệnh lý bào thai do virus (tổn thương da, mắt, não, ruột, và bàng quang).

- Mẹ bầu mắc thủy đậu từ tuần 28 – 36 thai kỳ: virus có thể tồn tại trong cơ thể thai nhi nhưng không gây triệu chứng. Tuy nhiên, virus có thể hoạt động trở lại vài năm sau đó.

- Mẹ bầu mắc thủy đậu sau 36 tuần: trẻ sinh ra có thể bị thủy đậu.

Cơ chế gây mụn nước của virus thủy đậu như sau

- Virus xâm nhập vào lớp tế bào đáy, lớp gai.

- Virus nhân lên hình thành các hốc nhỏ, gây thoái hóa tế bào biểu mô.

- Các tế bào này tích tụ dịch phù, sau đó thoái hóa thành mụn nước cùng các dịch nhân mụn.

Bệnh thủy đậu lây nhiễm ở giai đoạn nào?

Xem thêm: Triệu chứng thủy đậu qua các giai đoạn

Bốn giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu đó là:

  • Giai đoạn ủ bệnh
  • Giai đoạn khởi phát
  • Giai đoạn toàn phát
  • Giai đoạn hồi phục

Trong 4 giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu, giai đoạn toàn phát là lúc bệnh có khả năng lây nhiễm cao nhất. Trong giai đoạn này, các mụn nước bắt đầu xuất hiện với số lượng nhiều hơn, gây ngứa ngáy, bứt rứt. Bệnh nhân hay gãi và làm vỡ các nốt mụn dẫn đến tăng khả năng phát tán các virus ra môi trường xung quanh, gây nhiễm bệnh cho người khác.

Ở giai đoạn hồi phục, khi mụn đã vỡ và khô se hẳn, thủy đậu gần như không còn lây lan nữa. Khi đó, bệnh nhân thủy đậu có thể thoát bỏ các biện pháp phòng bệnh để sinh hoạt bình thường.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu

Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

  • Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
  • Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
  • Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.

Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối.

Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét