Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Bị thuỷ đậu có được gội đầu không?

Bị thuỷ đậu có được gội đầu không? Cần gội đầu như thế nào để không để lại sẹo trên đầu do nốt thủy đậu bị vỡ gây nhiễm trùng?

Bị thuỷ đậu có được gội đầu không?

Thủy đậu là bệnh ngoài da do nhiễm virus varicella zoster (VZV), ai trong đời cũng có thể bị một lần nếu chưa được tiêm phòng vắc xin thủy đậu. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh nhất là khi xảy ra dịch thủy đậu trong cộng đồng.

Theo quan niệm dân gian thì người bị thủy đậu cần kiêng nước, do đó kiêng cả gội đầu.

Tuy nhiên theo y học hiện đại, các nốt thủy đậu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây nhiễm trùng, để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.

Bị thuỷ đậu có được gội đầu không?

Bị thuỷ đậu có được gội đầu không?

Bên cạnh đó điểm cần lưu ý khi điều trị thủy đậu là các nốt thủy đậu dễ gây ngứa, bệnh nhân cần kiêng gãi vì dễ làm vỡ, loét sâu các nốt thủy đậu.

Để trả lời cho câu hỏi: "Bị thủy đậu có được gội đầu không?" Thì câu trả lời là "Có". Nhưng người bệnh thủy đậu khi gội đần cần chú ý:

- Khi gội đầu cần nhẹ nhàng, xoa đầu chứ không nên gãi mạnh làm tổn thương các mụn nước nổi trên da dầu.

- Nên gội đầu bằng nước ấm và không nên gội đầu quá lâu.

- Trong trường hợp các nốt thủy đậu bị vỡ thì sau khi gội đầu xong, sấy khô tóc, cần bôi thuốc chống nhiễm khuẩn ngay lập tức.

Xem thêm: Bị thủy đậu kiêng gì để không bị sẹo?

Cách phòng bệnh thủy đậu

Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.

Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối.

Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu

Xem thêm: Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và trị bệnh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét